Ngữ pháp - Động danh từ, Động từ nguyên mẫu & Thể bị động của chúng

31,419

Động danh từ, Động từ nguyên mẫu & Thể bị động của chúng

1. Infinitive and gerund (to V và V-ing)

1.1 S + V + to V

1.2 S + V + V-ing

Ex: She enjoys listening to music. (Cô ấy thích nghe nhạc.)
                    V         V-ing

Một số động từ sau đây cần có V-ing theo sau:

enjoy (thích, thưởng thức), finish (hoàn thành), postpone (trì hoãn), avoid (tránh), keep (vẫn còn, tiếp tục), practise (thực hành), miss (bỏ lỡ), spend (tiêu xài, trải qua), allow/permit (cho phép), advise (khuyên), recommend (đề nghị, khuyên bảo), give up (từ bỏ), suggest (đề nghị), deny (từ chối), consider (xem xét), quit (rời bỏ), dislike (không thích), can’t help (không thể không), risk (mạo hiểm), mention (đề cập), mind (phiền),

* LƯU Ý: Sau giới từ (in, on, at, about, for, from, …) ta dùng V-ing.

2. Passive infinitive (to be + V3/ed)

Dùng với nghĩa bị động, sau các động từ "want (muốn), expect (mong chờ, kỳ vọng), refuse (từ chối), hope (hy vọng), decide  (quyết  định),  agree  (đồng  ý),  plan  (dự  định),  would  like  (muốn),  fail (thất bại, hỏng), learn (học), afford (có đủ khả năng/điều kiện), manage (xoay sở),  demand  (đòi  hỏi,  yêu  cầu),  prepare  (chuẩn  bị),  promise  (hứa),  wish  (ao ước), begin/start (bắt đầu), mean (định), … ". Khi làm bài, cần lưu ý nghĩa của câu là chủ động (V + to V) hay bị động (V + to be + V3/ed).

Ex: They want to be invited to the party. (Họ muốn được mời dự tiệc.)

SAI: They want to invite to the party. (Họ muốn mời đến dự tiệc.)

Câu này SAI vì người đọc không rõ họ muốn mời ai. Trong câu trên, họ được mời (= ai đó mời họ), nghĩa đã rõ ràng.

3. Passive gerund (being + V3/ed)

Dùng với nghĩa bị động, sau các động từ "want (muốn), expect (mong chờ, kỳ vọng), refuse (từ chối), hope (hy vọng), decide  (quyết  định),  agree  (đồng  ý),  plan  (dự  định),  would  like  (muốn),  fail (thất bại, hỏng), learn (học), afford (có đủ khả năng/điều kiện), manage (xoay sở),  demand  (đòi  hỏi,  yêu  cầu),  prepare  (chuẩn  bị),  promise  (hứa),  wish  (ao ước), begin/start (bắt đầu), mean (định), … ". Khi làm bài, cần lưu ý nghĩa của câu là chủ động (V + V-ing) hay bị động (V+being+ V3/ed).

Ex: I disliked being taken to the zoo when I was a child.

(Khi còn nhỏ, tôi không thích được dẫn đi vườn bách thú.)

SAI: I disliked taking to the zoo when I was a child.

(Khi còn nhỏ, tôi không thích dẫn đi vườn bách thú.)

Câu này SAI vì người đọc không rõ tôi không thích dẫn ai. Trong câu trên, tôi được dẫn (= ai đó dẫn tôi), nghĩa đã rõ ràng.

* LƯU Ý: Sau giới từ (in, on, at, about, for, from, …), vẫn dùng “being”.



Bình luận

Bạn cần đăng nhập để bình luận. Đăng nhập